QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA XƯỞNG PHIM
Căn cứ vào Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT–BGDĐT–BNV ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế đối với đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục và đào tạo;
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ mà nhà trường giao cho Xưởng phim thực nghiệm;
Căn cứ vào số lượng biên chế và năng lực cán bộ công chức của đơn vị, Xưởng phim thực nghiệm xây dựng quy chế hoạt động như sau:
- Chức năng, nhiệm vụ
Với đặc thù riêng, Xưởng phim thực nghiệm của Trường vừa mang chức năng phục vụ đào tạo, vừa mang chức năng của một đơn vị sản xuất. Do vậy, Xưởng phim thực nghiệm cần thực hiện tốt – song song hai nhiệm vụ: phục vụ đào tạo và sản xuất.
- Phục vụ công tác đào tạo
– Theo dõi, quản lý bài tập thực hành của sinh viên.
– Phối hợp các phòng, khoa xây dựng khung chương trình thực hành đối với từng chuyên ngành và từng năm học.
– Tham mưu, đề xuất với Đảng ủy, Ban Giám hiệu về việc đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác thực hành của sinh viên.
– Đào tạo, bồi dưỡng cho sinh viên những kiến thức cơ bản về kỹ thuật máy quay, chiếu sáng, dựng phim, âm thanh…
– Quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả trang thiết bị kỹ thuật
– Xây dựng biểu giá sản xuất đối với từng đối tượng và từng loại trang thiết bị.
- Thực hiện công tác xã hội hoá và đầu tư sản xuất chương trình
– Đào tạo hệ ngắn hạn.
– Xây dựng, liên kết và sản xuất các chương trình truyền thông, truyền hình, sự kiện.
– Sản xuất phim truyền thống, phim khoa giáo, phim du lịch, phim quảng cáo… và tiến tới sản xuất phim tham gia dự thi.
– Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khai thác trường quay, máy quay, đèn, phòng thu, phòng dựng…
- Nguyên tắc chung
– Lãnh đạo Xưởng phim chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu và Hiệu trưởng nhà trường về mọi hoạt động của Xưởng phim trong việc thực hiện nhiệm vụ phục vụ đào tạo và xã hội về văn hóa nghệ thuật.
– Cán bộ công chức Xưởng phim thực hiện nghiêm, đầy đủ sự phân công, phân nhiệm của lãnh đạo Xưởng, sử dụng trang thiết bị hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của nhà trường đề ra.
– Đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở từng bộ phận phải duy trì đều đặn chế độ vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng thường xuyên và đúng định kỳ phương tiện kỹ thuật.
– Lãnh đạo Xưởng phim thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra thường xuyên, kiểm tra đột xuất số lượng và chất lượng phương tiện kỹ thuật thuộc Xưởng phim quản lý.
– Thiết bị kỹ thuật đưa ra sử dụng phải được sự đồng ý của lãnh đạo Xưởng phim, phải có hợp đồng, phiếu sản xuất và trình báo với Bảo vệ nhà trường theo dõi (một số thiết bị khác phải được Ban Giám hiệu quyết định).
– Cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ ở từng bộ phận phải xây dựng sơ yếu lý lịch thiết bị, ghi sổ theo dõi giờ hoạt động và tình trạng kỹ thuật của từng loại thiết bị mà mình quản lý.
– Khi phương tiện kỹ thuật xảy ra sự cố, người quản lý sử dụng phương tiện kỹ thuật phải lập biên bản, kiểm tra tìm hiểu rõ nguyên nhân và báo ngay với lãnh đạo Xưởng.
– Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật phải căn cứ vào tính chất bài tập, năm học để điều phối, phân bổ theo cấp độ đối với từng loại phương tiện, tránh tình trạng chồng chéo, dồn ép vào một loại phương tiện.
– Do đặc thù riêng của Xưởng phim, vừa là đơn vị phục vụ đào tạo, vừa là đơn vị sản xuất; do vậy, cán bộ Xưởng phim cần quản lý chặt chẽ phương tiện kỹ thuật, bám sát chương trình thực hành của sinh viên và kế hoạch đào tạo của Nhà trường trong và ngoài giờ hành chính; thậm chí cả các ngày nghỉ (thời gian làm việc ngoài giờ được hưởng chế độ theo quy định hiện hành).
– Hàng ngày, cán bộ Xưởng phim phải qua Văn phòng Xưởng phim để nhận kế hoạch công tác; và hàng tháng phải báo cáo kế hoạch công tác của mình với lãnh đạo Xưởng hoặc đề xuất phương hướng (nếu có).
– Trong trường hợp cán bộ công chức Xưởng phim có việc riêng mà xin nghỉ, thì phải báo cáo với lãnh đạo Xưởng và phải được lãnh đạo Xưởng đồng ý; nếu nghỉ dài ngày thì phải được Ban Giám hiệu nhà trường đồng ý (thực hiện theo chế độ của cán bộ công chức, viên chức).
– Để triển khai đúng kế hoạch và tiến độ thực hành của sinh viên, lãnh đạo Xưởng phim có thể điều động cán bộ từ bộ phận này sang bộ phận khác để hỗ trợ, phối hợp công tác, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà trường giao cho.
III. Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận
- Bộ phận kế hoạch
– Theo dõi, điều phối kế hoạch thực hành của sinh viên và kế hoạch sản xuất của Xưởng.
– Thống nhất với các khoa, phòng về lịch thực hành và phương tiện kỹ thuật cần sử dụng thực hành.
– Làm hợp đồng cho sinh viên hoặc cá nhân thuê, mượn trang thiết bị kỹ thuật theo kế hoạch đã được duyệt và nộp kinh phí về phòng Tài vụ theo đúng quy định của nhà trường đề ra.
– Lập phiếu sản xuất niêm yết tại văn phòng Xưởng phim hoặc gửi đến các bộ phận trực tiếp sản xuất của Xưởng và viết giấy báo sử dụng phương tiện kỹ thuật gửi về Phòng Hành chính – Quản trị (Tổ bảo vệ).
– Giao nhận và giải quyết công văn theo thẩm quyền.
– Đảm đương thêm một phần công việc như: dựng phim, trường quay, phòng chụp, chiếu phim…
- Bộ phận thiét bị tiền kỳ
– Quản lý, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện kỹ thuật phục vụ tiền kỳ như máy quay, đèn, ray, bum, thiết bị thu thanh…
– Đảm đương công việc kỹ thuật máy quay, chiếu sáng, ray, bum, thu thanh… và hướng dẫn sinh viên thực hành.
– Giao nhận, cấp phát phương tiện kỹ thuật phục vụ kế hoạch thực hành của sinh viên và kế hoạch sản xuất của Xưởng phim.
- Bộ phận âm thanh, dựng phim
– Quản lý phòng âm thanh, phòng dựng phim và các thiết bị âm thanh; dựng phim.
– Trực tiếp tham gia dựng phim, làm âm thanh bài tập của sinh viên và hướng dẫn sinh viên thực hành dựng phim, làm âm thanh.
– Phối hợp với các bộ phận của Xưởng phim tham gia sản xuất phim, sản xuất chương trình và các hoạt động xã hội hóa.
- Bộ phận chiếu phim
– Quản lý phòng chiếu và thiết bị chiếu phim, âm thanh phục vụ công tác chiếu phim.
– Bố trí, sắp xếp lịch chiếu phim theo kế hoạch đào tạo của nhà trường.
– Phục vụ các chương trình hội thảo, hội nghị, lễ tốt nghiệp và chương trình giảng dạy của chuyên gia…
Bản Quy chế hoạt động của Xưởng phim được xây dựng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và số lượng biên chế mà nhà trường giao cho Xưởng phim. Và đây cũng là phương châm, định hướng phát triển của Xưởng phim thực nghiệm, Tải go88 hit Club – Điện ảnh Hà Nội trong những năm tới.
THỦ TỤC THUÊ – MƯỢN THIẾT BỊ THỰC HÀNH
– Các khoa gửi “Kế hoạch thực hành và sử dụng phương tiện kỹ thuật”, (có danh sách lớp kèm theo) gửi về Xưởng phim trước 05 ngày.
– Sau khi có kế hoạch của khoa gửi Xưởng phim, nếu sinh viên có nhu cầu thuê (mượn) phương tiện kỹ thuật phải mang thẻ sinh viên đến Xưởng phim làm hợp đồng và phải làm hợp đồng trước 01 ngày.
– Khi đã hết thời gian thực hành bài tập, nếu sinh viên có nhu cầu thuê, mượn phương tiện kỹ thuật, giá thuê phương tiện kỹ thuật theo giá đối tượng khác.
– Mọi chi tiết xin xem ở “Một số quy định quản lý, sử dụng phương tiện kỹ thuật” của Nhà trường
MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT
- Căn cứ vào khung chương trình thực hành của từng chuyên ngành và nhu cầu thuê mượn phương tiện kỹ thuật, Xưởng phim chủ động ký hợp đồng khai thác, thuê mượn phương tiện kỹ thuật và nộp kinh phí về tài vụ nhà trường.
- Lãnh đạo Xưởng phim thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra thiết bị, duy trì đều đặn chế độ vệ sinh công nghiệp, bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ phương tiện kỹ thuật.
- Sử dụng phương tiện kỹ thuật phải đúng nguyên tắc, đúng mục đích; thiết bị kỹ thuật mang ra sử dụng phải có hợp đồng, phiếu sản xuất và trình báo với Bảo vệ nhà trường theo dõi.
- Cán bộ kỹ thuật được giao nhiệm vụ ở từng bộ phận phải xây dựng sơ yếu lý lịch thiết bị, ghi sổ theo dõi giờ hoạt động và tình trạng kỹ thuật của từng loại thiết bị mà mình quản lý.
- Để có kinh phí đầu tư mua sắm trang thiết bị và nhằm gắn trách nhiệm của sinh viên với phương tiện kỹ thuật thuê, mượn, Xưởng phim cần chủ động lập biểu giá thiết bị một cách hợp lý cho phù hợp với từng thời điểm.
- Các bộ phận của Xưởng phải có người trực kỹ thuật hàng ngày, đúng giờ và đảm bảo phương tiện kỹ thuật vận hành thông suốt. Nếu cá nhân nào vi phạm nội quy làm việc như tự ý bỏ lịch trực, không hoàn thành công việc, thì đề nghị nhà trường xem xét kỷ luật hoặc chuyển công việc khác.
- Sinh viên đến Xưởng phim đăng ký thực hành làm bài tập hoặc các đối tượng có nhu cầu thuê, mượn phương tiện kỹ thuật phải có kế hoạch trước 05 ngày và làm hợp đồng thuê mượn phương tiện kỹ thuật trước 01 ngày.
- Khi đã có kế hoạch thực hành, sinh viên xuống Xưởng phim làm hợp đồng thuê mượn phương tiện kỹ thuật chỉ cần xuất trình thẻ sinh viên, hoặc giấy tờ tùy thân.
- Việc sử dụng phương tiện kỹ thuật phải căn cứ vào tính chất của bài tập, năm học để điều phối số ngày của từng loại bài tập và phân bổ theo cấp độ đối với từng loại thiết bị, tránh tình trạng chồng chéo, dồn ép vào một loại phương tiện.
- Người sử dụng phương tiện kỹ thuật chỉ được sử dụng phương tiện kỹ thuật theo đúng thời gian đã kỹ hợp đồng, nếu thay đổi hợp đồng thì phải được sự thỏa thuận của hai bên.
- Khi phương tiện xảy ra sự cố, các bên phải kiểm tra tìm rõ nguyên nhân, lập biên bản, và nếu lỗi thuộc về bên nào thì bên đó phải chịu trách nhiệm bồi thường.
- Trong thời gian thực hiện bài tập thực hành, nếu sinh viên tự ý bỏ lịch hoặc vượt quá tiêu chuẩn số ngày được sử dụng theo giá ưu đãi, thì phải trả tiền thuê thiết bị theo giá thị trường.
- Để đảm bảo an toàn và phòng chống hỏa hoạn, khi vào trường quay, phòng dựng, phòng chiếu phim, phòng ảnh…. mọi người phải chấp hành nghiêm luật phòng cháy, chữa cháy, không hút thuốc lá, không mang chất cháy nổ và không tùy tiện sử dụng phương tiện kỹ thuật; thường xuyên vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
- Việc giao nhận và sử dụng phương tiện phải đúng thời gian, theo thứ tự hợp đồng. Nếu người thuê, mượn phương tiện kỹ thuật đến nhận thiết bị chậm sau 30 phút so với lịch hợp đồng thì lịch hôm đó bị hủy bỏ, và trả thiết bị chậm thì phải tính thêm giờ. Người quản lý phương tiện kỹ thuật đến muộn thì phải chịu trách nhiệm trước nhà trường.
- Thực hiện nếp sống văn hóa, làm việc có kỷ luật, mọi người phải tuyệt đối chấp hành nội quy sử dụng và thuê mượn phương tiện kỹ thuật của nhà trường đề ra.